SỰ TẬP TRUNG: ĐỨC TÍNH CỦA HẠNG NGƯỜI SIÊU VIỆT
Người tập trung là người có thể hướng trọn sức mạnh tinh thần về chỗ mà không hề đãng trí vì một việc hay một cảnh ngộ nào xảy ra chung quanh.
Ánh sáng tóe ra
Sự tập trung là một đức tánh tạo nên hạng người ưu tú và siêu việt. Người tập trung là người có thể hướng trọn sức mạnh tinh thần về chỗ mà không hề đãng trí vì một việc hay một cảnh ngộ nào xảy ra chung quanh. Đặt một cái “lúp” trước ánh sáng mặt trời và chiếu cái điểm sáng lên tờ giấy trắng, tờ giấy ấy cháy. Tập trung tất cả sức mạnh vào một việc duy nhất, không đảng trí, ánh sáng tóe ra. Đem hết tinh thần tập trung vào một vấn đề, vấn đề ấy sẽ được giải quyết trong đôi phút.
Tinh trí
Nhờ tập trung dọn đường sẵn mà nhiều việc làm, nhiều sự quyết định được thực hiện một cách nhanh chóng.
Nếu anh muốn thành công, đạt đến một địa vị cao trong xã hội, phải biết dồn chú ý, tư tưởng, tình cảm, ước vọng, ý chí của anh vào một chỗ tập trung như tập trung ánh sáng mặt trời vào một điểm duy nhất; mục đích có duy nhất thì sự chỉ huy mới duy nhất, và sự chỉ huy duy nhất mới đem đến sự thành công.
Những người có địa vị cao bất cứ trong ngành hoạt động nào, là những người có sức tập trung mạnh. Họ làm việc mà không tỏ vẻ gắng sức, không mệt mỏi, vì họ đã phát triển sự tập trung mạnh đến nỗi thành ra một thói quen rồi.
Tập cách nào để đạt đến sự tập trung?... Tập trung bao lâu? Bạn hãy bắt đầu tập ngay đi, tập suốt cả ngày; bất cứ làm việc gì, bất luận trí óc bạn suy nghĩ điều gì, bạn hãy đem tinh thần chăm chú vào đó.
Vài ví dụ
Có những học trò, những sinh viên làm trong hai tiếng đồng hồ những công việc mà các bạn học mà các bạn khác làm trong bốn tiêng đồng hồ.
Có những người đứng trước một sự khó khăn phải giải quyết, suy nghĩ trong một khắc đã tìm được lời giải rồi. Có những luật sự nghiên cứu hồ sơ một tiếng đồng hồ trước khi ra tòa. Có những thầy thuốc mổ xẻ, trước khi mổ một bệnh nặng chỉ khám xét người bệnh trong mười phút và trong lúc mổ, nếu có chuyện bất thường xảy ra, có thể thay đổi kỹ thuật dễ dàng; họ có thể sửa đổi kế hoạch một cách dễ dàng mà bề ngoài như tuồng không suy nghĩ gì cả.
Dồn tâm tư vào một chỗ
Bạn giao phó cho tôi dịch một quyển sách viết bằng ngoại ngữ, tôi bắt đầu làm việc, tôi dịch rất tận tâm; tôi tìm những chữ mà tôi không biết rõ nghĩa; tôi chép bài dịch, nếu có điện thoại gọi, tôi không trả lời; tôi đóng cửa không cho vô sự vào. Tôi chú ý đến nỗi không có một việc gì làm tôi đãng trí được. Đó là tôi tập trung. Sự tập trung tức là để hết tâm tư vào một chỗ.
Tâm tư rời rạc
Bạn có thể chú ý trong một lúc đến nhiều vấn đề. Đọc một quyển sách, để ý đến thể văn, tìm một chữ trong tự vị, bao nhiêu việc ấy cần phải chú ý; bạn có thể chú ý đến nhiều vấn đề một lần. Khi diễn thuyết, bạn đang ở giữa câu chuyện mà bạn lo quan sát nét mặt của thính giả, để ý đến một người bạn đến trễ, bạ tự hỏi vó nên nói dài hơn nữa không, bạn chú ý, chyên cần, nhưng bạn không tập trung.
Nếu bạn đặt vấn đề ngay trước mắt và không xao lãng một tí nào, tức là bạn áp dụng sựt ập trung.
Nếu trong một câu chuyện, trước một người hay có tính nói lãng, bạn cố gắng kéo họ trở lại câu chuyện duy nhất cho đến khi giải quyết được hoàn toàn, khi ấy bạn áp dụng sự tập trung. Bạn đã kiểm soát lấy mình và bắt buộc kẻ khác tự kiểm soát nữa.
Tập trung và thiên tài
Nhiều việc bắt buộc người ta phải tập trung và phát triển sự tập trung; như toán học chẳng hạn. Bạn không thể nào tưởng tượng được một nhà toán học có thể giải quyết được một bài toán mà không tập trung. Bạn không thể tưởng tượng được một nhà soạn nhạc, một thầy thuốc mổ xẻ, một nhà hùng biện mà không biết tập trung. Bậc thiên tài và người thường khác nhau ở chỗ nào? Phải chăng ở chỗ những thiên tài ấy biết làm phát triển một cách mạnh mẽ những khả năng mà mỗi người trong chúng ta đều có? Thiên tài chẳng những là nhờ tánh trời cho mà cũng nhờ sự luyện tập bền bĩ tánh trời cho ấy. Những năng lực mạnh mà mỗi người có sẵn lúc mới sinh, nhờ đào luyện một cách tập trung giúp cho người có thiên tài làm được công việc của nhiều người góp lại. Muốn phát triển sự tập trung phải dùng bằng tất cả những phương tiện đã có sẵn. Học một ngoại ngữ bằng đĩa hát, đánh vờ, đố chữ là những việc làm bắt phải tập trung.
Đức tính bổ sung
Sự tập trung gồm có bốn đức tính phụ tùy này: sự chú ý, sự tự kiểm soát, sự tiếp tục, sự dẻo dai. Sự chú ý là căn bản của sự tập trung. Sự tự kiểm soát cần để điều khiển tư tưởng và tranhs những ý nghĩ ngoài vấn đề. Sự tiếp tục giữ vững sự chú ý và tránh sự gián đoạn. Sự dẻo dai buộc phải chú ý luôn luôn cho đến khi công việc hoàn thành.
Vậy, nếu muốn có năng lực tập trung, bạn phải tập trung chú ý, tự kiểm soát, tiếp tục và dẻo dai trong công việc hằng ngày.
Nếu bạn không biết tập trung, chính vì thiếu bốn đức tính kia, hoặc một trong những đức tính ấy. Muốn có bốn đức tính ấy phải luyện tập một cách lâu dài. Bền chí, dẻo dai, tiếp tục là chìa khóa của sự thành công.
Người đa cảm
Người đa cảm là người hành động theo cảm xúc nhất thời. Người đa cảm không tự kiểm tra được tình cảm, dục vọng, thị hiếu. Những người phải lo phát triển trước hết tính tự chủ hoặc tự kiểm soát. Làm sao để phát triển được? Bằng cách tập trung cho bình tĩnh. Mỗi ngày họ sống theo một chương trình xếp đặt sẵn, dậy đúng giờ, ngủ đúng giờ, đừng đọc sách khiêu dâm hoặc xem những trò quá xúc động, tránh những món ăn khíc thích: tiêu, ớt, rượu, cà phê. Phải gần những người bình tĩnh, biết suy nghĩ và tiết độ. Người đa cảm ưa thích gần gũi những cái gì khêu gợi tình cảm, xúc động. Nên tập cho họ tập trung tinh thần vào một mặt của vấn đề. Họ phải áp dụng sự hăng hái của họ vào đặc điểm ấy thôi.
Người lãnh đạm
Hạng người tệ nhất là hạng người lãnh đạm. Trong có thể của họ thiếu những tuyến nội tiết. Năng lực của họ bị tổn thương, tình cảm yếu đuối, sức muốn của họ yếu quá không đủ gây hành động. Phải kích thích bổ dưỡng hạng người ấy, khuyên họ tập hô hấp, thể dục. Nhà giáo dục phải tìm động lực để làm cái đà khêu gợi lòng muốn luyện tập năng lực trong người họ. Thầy thuốc phải chữa tuyến nội tiết để giúp cho cơ thể vươn lên.
Nên để họ gần gũi với những người hăng hái, có nghị lực, hoạt động, có thể giúp họ những ý kiến hữu ích, khêu gọi trí tò mò, nhờ đó họ tiến tới chỗ tập trung ý tứ vào một vấn đề hay một đối tượng nào.
Vài cách luyện tập đặc biệt sẽ giúp bạn tập trung:
Luyện tập bằng cách đọc sách
Đọc những bài ngắn và bổ ích. Đọc chậm chậm: trước hết nên tạo thành những hình ảnh tương đương với bài bạn đọc mà không để ý đến văn thể, biến đổi thành hình ảnh hay tư tưởng có thể thấy được tất cả những cái gì bạn đọc. Khi bạn đọc xong một chương ngắn, bạn tưởng tượng trước mặt có một người thông minh và bạn giảng giải cho người ấy hiểu. Bạn tiếp tục như thế trong một khắc đồng hồ. Nếu bạn muốn trao đổi văn thể, bạn đọc lại nữa và chú ý đến văn thể mà thôi. Bạn xếp sách lại và theo những hình ảnh gợi ra trong lúc đọc, bạn viết lại cả bài mà không cần dùng đến trí nhớ. Bạn sẽ viết từng chương một, để ý chính tả và sửa thể văn; bạn làm đi làm lại mười lần cho đến khi nào bạn có thể viết được như tác giả.
Khi nào bạn bị một sự ám ảnh, một sự cảm xúc quá mạnh, nên tập thở dài hơi vừa đếm đến số 20 khi hít vô và 20 khi thở ra, bạn sẽ thấy những ám ảnh ấy biết mất.
Làm pho tượng
Giữ dáng điệu của một pho tượng tức là thật yên tĩnh; dáng điệu ấy giúp bạn trầm tĩnh: nhắm mắt, lặng lẽ, không cử động, thở nhẹ và chậm xua đuổi tất cả tư tưởng lọt vào trí não. Cách ấy không trái với sự tập trung. Xua đuổi tất cả tư tưởng, tức giúp cho sự kiểm soát và xua đuổi tư tưởng vô dụng.
Tập những thói quen mới
Tạo nên những thói quen mới để rèn luyện tâm tính mà bạn muốn có. Lặp lại nhiều lần một hành. Ban đầu, nên suy nghĩ trước khi làm? Rồi dùng tự kỷ ám thị để làm tiếp theo. Bạn phải tạo nên những thói quen tốt để gạt bỏ những thói xấu. Nếu bạn đánh đổ một thói xấu đã ăn sâu vào người bạn, trong lòng bạn sẽ phát ra xung đột. Bạn nên nhã nhặn đối với bạn. Hãy để tật xấu yên đó.
Nếu bạn thấy trong vườn bạn có những loài ốc, loài sâu, bạn không cần phải giết từng con một, bạn hãy nuôi trong vườn ấy nững chú nhím và gà, ốc và sâu sẽ biến mất.
Đối với tật xấu, bạn cũng làm như thế, không cần mất công tỉa bỏ: hãy tạo những thói tốt, thói tốt ấy sẽ tiêu diệt thói xấu. Nếu bạn có thói hay cảm xúc, nên chú ý tập trầm tĩnh, yên lặng; nếu ạn thấy sắp tức giận, bạn nói ngay: “Tôi nhẫn nại, trầm tĩnh”. Hãy giữ thái độ tươi cười mặc dầu mỗi ngày bạn thường gặp những việc bực tức.
Tập tính tiếp tục
Hãy tập tính tiếp tục. Bạn bắt đầu đọc một tờ báo. Đừng nên đọc một hơi từ đầu đến cuối mà lại tự bảo: “Tôi đọc từng tiêu đề trước, rồi đọc một bài trọn”. Bài báo ấy bạn phải đọc, mặc dù bạn không thích nữa. Bạn định tìm lời giải một bài toán…
Bạn tìm cho kỳ được, dầu gặp sự trở ngại nào, Bạn bắt đầu đánh một bản đàn… hãy đánh cho hết bản.
Kiểm soát lời nói
Đừng nói công kích ai hết, phải khoan hồng, cũng đừng nên tự công kích mình. Đừng phàn nàn trời lạnh, trời bức, gió, mưa. Những lời phàn nàn ấy chỉ làm cho bạn bực dọc. Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói. Đừng nói những lời có thể làm tổn thương rồi lại hối tiếc. Nói chậm và rõ. Bạn làm chủ được những lời bạn chưa nói và sẽ làm nô lệ cho những lời bạn đã nói.
Kiểm soát tư tưởng
Hãy kiểm soát tư tưởng của bạn. Đừng để cho tư tưởng muốn hướng ngả nào cũng được. Chỉ nên nghĩ đến những điều bạn muốn nghĩ; xua đuổi những tư tưởng vô dụng, đừng nên mơ mộng trong lúc thức, đừng để chất chứa trong óc một ám ảnh, một lo sợ, một hối tiếc nào. Hãy nói: “Tôi sung sướng, tôi không buồn, trước mặt tôi có những trở ngại, mà trở ngại nào tôi cũng có thể vượt qua được”. Hãy cần mẫn trong mọi việc. Đọc một bức thư thì nên đọc chậm để có thể hiểu tất cả những điều bạn đọc ở từng hàng một, đừng đọc mau, dầu bức thư có giá trị gì cũng mặc.
Lúc nào bạn cũng nên dùng việc hiện diện để tự sửa chữa. Bạn sẽ có dịp tập tính có trật tự, chững chạc, ăn nói dễ dàng, phán đoán đúng đắn, một sự kiểm soát hoàn toàn. Bạn hãy tự lặp lại: “Lúc nào tôi cũng lo để tiến bộ hơn hôm qua. Tháng này tôi khá hơn tháng trước”.
Và cả lời nói
Bạn hãy tự bảo: “Tôi nói ít, nói đúng, nói gây ảnh hưởng tốt chung quanh”. Bạn sẽ điều khiển lời nói bằng cách đặt hết tâm tư vào đó. Và trong một buổi nói chuyện, chính bạn có thể chỉ huy lấy, ảnh hưởng của bạn sẽ lan rộng thêm ra.
Trích trong tập sách CON ĐƯỜNG HẠNH PHÚC của bác sĩ Victor Pauchet của Thiên Giang - Phạm Cao Tùng biên dịch
Nhận xét
Đăng nhận xét