CHUYÊN CẦN LÀM THẬT KỸ NHỮNG VIỆC BẠN LÀM


CHUYÊN CẦN LÀM THẬT KỸ NHỮNG VIỆC BẠN LÀM

CHUYÊN CẦN LÀM THẬT KỸ NHỮNG VIỆC BẠN LÀM
Khi bắt tay vào việc bạn nên làm cho xong



Người ăn mặc chững chạc
Trong đám người quen biết của bạn, có người ăn mặc rất đẹp mắt. Tóc hớt sạch, chải thẳng. Quần áo sạch sẽ, vừa vặn. Không có món phục sức gì lòe lẹt, chướng mắt. Toàn thân đều làm cho ta có một cảm giác êm đềm.

Tại sao vậy? Tại họ chăm sóc đến sự ăn mặc. Mỗi một chi tiết đều sửa soạn hẳn hoi.

Nên chuyên chú vào mọi việc
Phàm làm việc gì, phải chuyên chú làm cho thiện mỹ. Gọt một cây bút chì phải gọt như một họa sĩ rành nghề. Gói một gói đồ pahri gói cho khéo như cô bán hàng kinh nghiệm. Ăn mặc phải săn sóc quần áo.

Muốn chuyên cần phải tập tính chuyên cần. Phải tập một cách thật bền bỉ. Bạn hãy khởi sự ngay đi bằng cách chú ý đọc bài này. Dù làm một việc làm thường ngày cũng phải làm thật kỹ lưỡng. Những việc nào có tính cách nâng cao bạn lên tất phải đòi hỏi những năng lực hoàn toàn nhất của bạn. Khi một công việc đầu tiên, nên làm chậm chậm, vui vẻ, để tập ngay lúc đầu một thói quen tốt. Ngay lúc đầu phải tránh những lỗi lầm, những bước sai.

Chuyên cần và nhân cách
Nếu bạn tập tánh làm việc như vậy, bạn sẽ tạo được nhiều khả năng mạnh và bạn sẽ trở nên  người rành nghề. Những nhà vô địch, những siêu nhân là những người chuyên cần. Họ tập thói quen đem hết sức lực, trí óc và công việc, làm cẩn thận từng chi tiết. Mỗi một việc làm như thế giúp cho nhân cách của bạn tăng lên một bậc cao hơn trong sự trau dồi nghề nghiệp.

Đứa trẻ chuyên cần sẽ thành công ở tương lai
Người học trò chuyên cần khác với người học trò đảng trí. Người chuyên cần đồn sức hoạt động của mình vào một việc. Người đảng trí để ý đến nhiều việc một lần. Học trò chuyên cần là học trò tốt. Học trò đảng trí là học trò xấu. Người học trò chuyên cần sẽ thành công trong mọi việc, vì nó sẽ đủ sức bền chí. Vào tay nó thì việc gì cũng được thiện mỹ. Người chuyên cần tập trung sức lực vào một việc. Người chuyên cần kiểm soát được tư tưởng và hành vi. Ấy là người cẩn thận mà ai cũng kính nể và ngưỡng mộ. Muốn tập tánh chuyên cần phải có nhiều đức tánh (chú ý, bền chí, quả quyết, tận tâm), và khi đã tập được rồi, tánh chuyên cần sẽ giúp ta tiến tới luôn luôn.

Chuyên cần trong việc làm
Nhiều người có một sinh lực dồi dào. Nhưng họ phung phí một cách vô ích. Muốn khỏi phung phí sinh lực, bạn phải dùng trí não và thông minh để kiểm soát sinh lực của bạn. Trong nghề nghiệp, nếu bạn chú ý trau dồi, thì bạn sẽ thức tỉnh được những năng lực tiềm tàng trong người bạn, và do đó bạn đi tới chổ thành công được.

Nếu bạn muốn phát triển sức chịu đựng của thân thể, muốn nâng cao tinh thần, bạn hãy phát triển tính chuyên cần. Tính ấy nhờ luyện tập mà có “Sức làm việc phát sinh nhờ sự làm việc” (Charles Wagner).

Phải chú ý đến việc làm của bạn
Từ sáng đến chiều lúc nào bạn cũng có thể có nhiều cơ hội để tập tánh chuyên cần. Khi bạn tập thể thao, khi thay y phục, thảo chương trình làm việc, bạn nên chú ý đến việc bạn làm. Muốn chuyên cần, bạn lặp lại lớn tiếng: “Tôi làm việc ấy một cách hoàn toàn theo ý muốn”.

Hãy chú ý đến việc bạn làm. Chú ý đến những cử động, đến tinh thần của bạn. Trong công việc hằng ngày, bạn cố tập thành thói quen.

Sự chuyên cần quan hệ với sự tập trung. Nhờ đức tính ấy mà ta có thể dồn hết sức hoạt động vào một việc mà không để năng lực cua ta tản mác.

Chuyên cần và ý chí
Tính chuyên cần có đủ thành công không? Không, cần phải có một đức tính khác nữa: bền chí.
Ý chí và chuyên cần không phải là một, nhưng mà là hai đức tính đi đôi với nhau.

Một người có ý chí trung bình có thể chuyên tâm vào một việc. Một người khác, trái lại, có một nghị lực lớn nhưng lại không biết chuyên tâm. Hai đức tính ấy phải được rèn luyện bằng nhau.

Thận trọng và hăng hái
Nhiều người làm công việc hằng ngày với một sự chuyên cần đều đặn. Đó là những người cẩn thận đã đạt đến một trình độ sửa mình khá cao, nếu bạn bảo những người ấy làm một công việc khác, cần một sự tập trung lâu dài mà họ không quen làm, thì họ từ chối ngay. Họ không thể làm được. Trái lại, có những người không chuyên tâm vào một việc mà đã quen rồi, nhưng lại đem hết nghị lực vào một việc mới. Họ có tính tò mò đối với việc gì mới và bắt tay vào việc ấy họ làm một cách hăng hái.

Hai người ấy đều phải, và cũng đều sai. Hết lòng làm một việc đã quen chưa đủ, phải hết lòng làm một việc mới nữa. Trong hai việc làm phải tìm hứng thú để mà làm. Phải phát triển sự hăng hái bằng tự kỷ ám thị.

Ngọn lửa thiêng
Trước khi thực hành một chương trình và mặc dầu việc làm có tầm thương đến bực nào đi nữa, bạn nên lặp lại: “Công việc nầy là một nấc thang đưa tôi đến chổ hoàn thiện. Nhờ nó mà tôi có thể thành một người tài giỏi”, và nhờ tự kỷ ám thị mà bạn phát triển tinh thần hăng hái tức là ngọn lửa thiêng mạnh và đẹp làm tăng nghị lực của bạn và giúp cho công việc được nhiều kết quả.

Muốn phát triển sự hăng hái, phải dùng tự kỷ ám thị, đọc lớn tiếng, và trước khi lặp những câu tự kỷ ám thị ấy, phải bắt đầu suy nghĩ. Nếu bạn biết dùng một lần cả đức chuyên cần, bền chí và hăng hái thì ngọn lửa thiêng trong người bạn rực rỡ bộ phần. Khi bạn thấy năng lực tinh thần của bạn phát triển, bạn sẽ vui vẻ vô cùng và một nguồn hăng hái mới sẽ đưa bạn lên một trình độ cao hơn và đến sự thành công hoàn toàn hơn.

Lời khuyên thực tiễn
Khi đọc máy lời này, chắc chắn bạn sẽ bảo rằng: “Thật tôi không bao giờ chuyên cần. Tôi làm việc mà trí óc nghĩ viễn vông, tôi không đem hết sức lực tâm tư vào việc ấy. Tôi là người bất lực”. Bạn chăm chỉ đọc quyển sách này đủ chứng tỏ rằng bạn muốn tự cải thiện. Bạn đã có mầm chuyên cần trong người: chỉ còn luyện tập cho đầy đủ và lợi dụng nó một cách có hiệu quả.

Bạn hãy tự bảo: “Từ trước đến nay tôi ít chuyên cần và sự thành công của tôi còn khuyết điểm. Từ đây tôi sẽ lo chuyên cần vào một việc; tôi phải làm thế nào để tạo nên đức chuyên cần. Sau khi suy nghĩ, tôi phân tích công việc làm hằng ngày của tôi. Tôi nhận thấy tôi có thể dành riêng cho việc làm ấy tất cả sức lực và tinh thần hăng hái của tôi. Tôi sẽ say mê”.

Rồi bạn lại nói: “Tôi nhất định làm thật đầy đủ những công việc hằng ngày. Tôi sẽ lựa những việc nào dễ làm hơn hết. Trong vài tuần lễ, khi tôi đã quen được với phương pháp mới rồi, tôi sẽ áp dụng phương pháp ấy cho nhiều việc khác mà tôi sẽ làm đầy đủ như trước”.

Nếu kết quả của nghề nghiệp bạn từ trước đến nay không được khả quan lắm, tại vì bạn chưa tin sức làm việc của bạn sở dĩ bạn chưa tin là vì bạn hạn chế tham vọng của mình.

Bền chí
Muốn phát triển bắp thịt hoặc tinh thần, bạn phải bền chí luyện tập. Khi luyện tập, bạn co giãn bắp thịt lớn lên, bạn luyện tập năng lực tinh thần thì năng lực tinh thần nẩy nở.

Nhờ ý chí mạnh, bạn bắt buộc bắp thịt và năng lực tinh thần phải hành động không ngừng, máu dồn vào bắp thịt hoặc dồn vào óc. Những tế bào cũ được thay thế bằng những tế bào mới. Nhờ đó mà trung tâm thần kinh hay bắp thịt sẽ nẩy nở.

Bạn hãy để ý đến những năng lực mà bạn muốn có; hãy luyện tập thường xuyên bằng những tự kỷ ám thị đọc lớn: “Tôi chuyên cần, tôi làm từng việc một, và việc nào đứng thời giờ của việc ấy… Tôi làm việc với tinh thần tập trung… Mỗi lúc tôi chỉ nghĩ đến một việc và tôi chỉ chú ý đến việc ấy…”.

Người nào không tiến sẽ lùi
Nếu bạn muốn thành công trong nghề nghiệp, trong việc làm, bạn phải đem áp dụng, bất cứ lúc nào, tất cả những năng lực tốt nhất của bạn. Nếu bạn đã có một nghề, bạn phải gắng sức làm cho nghề bạn mãi thêm tiến bộ. Nếu bạn dậm chân một chổ, người khác sẽ vượt qua bạn và sẽ thành công trước.

Bạn phải để ý đến tất cả những điều người ta viết, làm, xuất bản về ngành hoạt động của bạn? Nghiên cứu những phương pháp mới, áp dụng những phát minh mới nhất. Những người không thành công là những người không hoàn toàn lưu tâm vào việc làm của mình và không tìm cách tiến bộ.

Đi tới
Đã định làm một việc gì, phải theo đuổi đến cùng, vì sự bền chí là căn bản của sự thành công. Ta đã từng biết nhiều người làm tới mười việc mà không thành công được việc nào. Ấy là những người hư hỏng. Khi bạn đã gắng sức lâu dài để đạt đến mục đích, khi trở ngại mới lại hiện ra để ngăn cản bạn thì bạn nên tự bảo rằng: nhiều người đã mất can đảm khi họ sắp thành công. Trong những lúc hoài nghi, do dự, bạn hãy nói: “Tôi bền chí, tôi nhẫn nại, tôi chắc chắn đạt đến mục đích bởi vì tôi can đảm và cương quyết…”.

Muốn phát triển sự bền chí, bạn phải nhất định làm cho xong những việc mà bạn khởi sự làm. Suy nghĩ kỹ trước khi làm một việc mặc dầu là nhỏ, không nên bỏ dỡ trước khi hoàn thành. Trong lúc nói chuyện, nên nói hết một vấn đề, trước khi sang qua một vấn đề khác. Đừng đương chuyện này quàng sang chuyện kia. Khi đọc sách nên đọc hết một cuốn sách, sách đọc cũng dở dang. Làm một bài toán, phải làm cho xong. Đi chơi, nên đi đúng theo con đường mình đã vạch và đừng thay đổi.
Trong đời sống, phải đeo đuổi một mục đích, và phải dồn hết sự cố gắng sức vào một mục đích ấy.Đừng nên xao lãng một giờ phút nào. Phải đi luôn luôn về hướng ấy. Chỉ nên quay mặt về phía sau để sung sướng mà nhìn đoạn đường đã qua, để đi đến chổ thành công. Khi bạn muốn việc làm của mình được hoàn mỹ thì trong lúc nhúng tay vào việc, bạn nên lặp lại hai mươi lần câu: “Tôi cố làm tất cả mọi việc đến hoàn mỹ”.

Nhận xét